Bản tin VIVA ONLINE

Chia sẻ các kiến thức về Viva Online, kinh nghiệm quản lý bán hàng, sử dụng VIVA để quản lý khách hàng và thúc đẩy doanh số!

Trước khi quyết định mở cửa hàng thực phẩm sạch bạn cần hiểu rõ, hiểu đúng và quyết định hướng đi hiện tại và tương lai của doanh nghiệp

Dựa trên cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP  quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Điều 49 Nghị định 43/2010/NĐ-CP có quy định về hộ kinh doanh như sau:

“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.”

Như vậy, nếu bạn có nhu cầu thành lập chuỗi cửa hàng thực phẩm thì bạn không thể thành lập hộ kinh doanh, vì hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm, sử dụng không quá 10 lao động. Nếu bạn muốn thành lập chuỗi cửa hàng thì bạn phải thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn muốn đăng ký hộ kinh doanh thì bạn có thể thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh như sau:

“1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

3. Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật cấp tỉnh.”

- Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh: 100.000 đồng/lần

Sau khi thành lập doanh nghiệp, bạn có thể thành lập chuỗi cửa hàng dưới hình thức chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, bạn sẽ phải đáp ứng được các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể bạn phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu bạn thành lập cửa hàng kinh doanh hoặc thành lập công ty theo quy định tại Điều 12 Nghị định 38/2012/NĐ-CP:

"Điều 12. Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm (sau đây gọi tắt là cơ sở), trừ các trường hợp sau:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

c) Bán hàng rong;

d) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định."

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi dựa trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo,hiểu rõ việc nên mở cửa hàng bán thực phẩm sạch hay nên thành lập công ty ngay từ đầu.

Bạn đọc có thể Yêu cầu demo phần mềm bán hàng thực phẩm sạch hoặc liên hệ Hotline: 0911.259.922 để được tư vấn chi tiết.

Chúc bạn thành công!

Theo Luật Minh Khuê - Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp