Nghiên cứu cho thấy mọi người có thể trải qua sự thay đổi tích cực do nghịch cảnh, trẻ em cũng không ngoại lệ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự thay đổi đó là gì nhé?
Một vài năm trước, mọi người nghĩ rằng trẻ em Mỹ làm điều đó quá dễ dàng. Những cuốn sách, bài báo bán chạy nhất đã than thở về “sự dạy dỗ về lý trí của người Mỹ” làm xấu hổ “ những bậc cha mẹ”, những người đã loại bỏ mọi trở ngại mà con họ gặp phải. Những người phụ huynh đã bị lên án, họ nên cho phép con mình phát triển “tính gan dạ” bằng cách cho chúng “trải nghiệm sự thất bại ”.
Trong đại dịch, những người trẻ tuổi - những người dễ bị tổn thương nhất - đã trải qua sự gián đoạn lớn. Hơn 200.000 trẻ em Mỹ đã mất ít nhất cha hoặc mẹ trong đại dịch Covid và con số đó đang tiếp tục tăng lên. Những người trẻ tuổi được chăm sóc nuôi dưỡng, cùng những đứa trẻ trong các trại giam giữ trẻ vị thành niên, đôi khi cả năm mà không được gặp trực tiếp gia đình của mình. Trẻ em có nhu cầu đặc biệt thường thoái lui nếu không có các liệu pháp và can thiệp. Và nhiều trẻ em đã bị sa sút về mặt học tập, vì học tập từ xa và bỏ lỡ lớp học do bị cách ly.
Ngay cả những đứa trẻ may mắn nhất ở Hoa Kỳ cũng phải đối mặt với sự mất mát to lớn. Họ mất đi những người thân trong gia đình, những tương tác xã hội và những cột mốc mà họ sẽ không bao giờ lấy lại được.
Sự gia tăng của các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên hiện được coi là tình trạng khẩn cấp quốc gia. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là: Khi các gia đình cố gắng phục hồi, liệu những đứa trẻ có thể trưởng thành từ những khó khăn mà chúng phải đối mặt không?
Mọi người có thể trải nghiệm sự thay đổi tích cực thông qua khủng hoảng.
Đó là một chuyện tốt, nhưng có bằng chứng thực nghiệm cho ý tưởng này không? Năm 1990, Lawrence Calhoun và Richard G. Tedeschi, hiện là giáo sư tâm lý danh dự tại Đại học Bắc Carolina ở Charlotte, đã công bố một nghiên cứu nhỏ kiểm tra 52 người lớn, từ 30 đến 90 tuổi, những người đã mất đi một người thân thiết của họ. Hầu hết các đối tượng cho biết họ đang trở nên mạnh mẽ hơn hoặc có năng lực hơn theo một số cách vì quá đau buồn. Tiến sĩ Calhoun và Tiến sĩ Tedeschi đã đặt ra thuật ngữ “phát triển sau chấn thương” vào năm 1995 để mô tả hiện tượng này.
Kể từ đó, các nhà nghiên cứu khác đã nghiên cứu những người đã ttrải qua sau những sự kiện căng thẳng cao độ - chẩn đoán ung thư, thảm họa thiên nhiên, ly hôn, tấn công tình dục, chiến tranh - và nhận thấy rằng nhiều người, mặc dù không phải tất cả, nhưng đa số đã học được những kỹ năng, có được những năng lực mới.
Tiến sĩ Tedeschi cho biết những người đã trưởng thành qua khủng hoảng vẫn có thể xác định trải nghiệm của họ là tiêu cực, nhưng nghiên cứu cho thấy họ thường thay đổi tích cực trong một số lĩnh vực. Họ cảm thấy tự hào về bản thân vì đã trải qua, cảm thấy gắn kết hơn với bạn bè và gia đình và khám phá ra lòng trắc ẩn sâu sắc hơn đối với người khác. Họ đánh giá cao hơn đối với cuộc sống hàng ngày và cảm giác về những khả năng mới. Nếu họ là tôn giáo, tâm linh hoặc triết học trước cuộc khủng hoảng, những niềm tin đó có thể còn có ý nghĩa hơn đối với họ.
Cha mẹ có thể kích thích sự phát triển sau chấn thương tâm lý ở trẻ em.
Vào khoảng 8 tuổi, hầu hết trẻ em đang phát triển sự trưởng thành về nhận thức cần thiết để thấy rằng những trải nghiệm tiêu cực có thể có lợi. Tiến sĩ Tedeschi nói, đối với thanh thiếu niên, ông nói thêm, khả năng này thậm chí còn lớn hơn. Ông nói: “Tuổi mới lớn là thời kỳ mọi người cởi mở hơn để suy nghĩ lại về mọi thứ ”. “Vì vậy, với sự cởi mở của mình họ có thể thể hiện tốt trong việc nhận thức phát triển bản thân.”
Tuy nhiên, sự cởi mở này không có nghĩa là cha mẹ nên thúc ép. Eranda Jayawickreme, giáo sư tâm lý học tại Đại học Wake Forest, người nghiên cứu sự tăng trưởng sau chấn thương, cảnh báo không nên gây áp lực với trẻ em theo cách Pollyannaish, khiến chúng nghĩ rằng “không chỉ tôi đang đương đầu với điều khủng khiếp này, bây giờ cha mẹ đang nói với tôi rằng "tôi phải phát triển""
Thay vào đó, cha mẹ có thể đóng vai trò là “bạn đồng hành của con”, Tiến sĩ Tedeschi giải thích, hướng dẫn trẻ đến một nơi mới và có khả năng tốt hơn. Để làm được điều này, Tiến sĩ Tedeschi đã xác định năm chiến lược mà ông sử dụng trong tổ chức phi lợi nhuận của mình, Quỹ Boulder Crest, hoạt động để thúc đẩy sự phát triển sau chấn thương ở những người sơ cứu và cựu chiến binh.
Dạy trẻ em rằng nghịch cảnh có thể mang lại món quà. Bạn có thể kể những câu chuyện của cuộc đời mình hoặc truyền thống của gia đình để giải thích với các con cách vượt qua khó khăn có thể giúp con mạnh mẽ hơn. Hoặc bạn có thể tiếp cận ý tưởng tương tự thông qua khoa học não bộ. Ví dụ: các tổ chức phi lợi nhuận như Turnaround for Children cung cấp các chương trình giảng dạy để dạy trẻ em về sự dẻo dai thần kinh hoặc khả năng thích ứng và thay đổi của não bộ khi chúng ta chấp nhận thử thách và học hỏi những điều mới.
Chuẩn bị cho những cảm xúc tiêu cực. Chia sẻ kinh nghiệm là điều cần thiết cho sự trưởng thành sau khủng hoảng. Nhưng để thảo luận và xử lý những khó khăn đó một cách hiệu quả, trẻ cần có kỹ thuật đối phó với những cảm xúc như buồn bã, giận dữ và lo lắng. Jonah, 11 tuổi đến từ San Francisco, phải vật lộn với việc học từ xa, đồng thời mắc chứng tự kỷ và ADHD. Và có một loạt các hoạt động mà cậu bé phải làm khi ở bên bờ vực cuộc khủng hoảng như là: ôm mèo, nằm im trên giường, hít thở sâu,.. Tiến sĩ Tedeschi lưu ý rằng người chăm sóc cũng cần có kỹ năng điều tiết cảm xúc, bởi vì họ cũng có thể trở nên quá tải khi trẻ thể hiện sự đau khổ.
Nghe nhưng đừng phán xét
Những người bạn đồng hành của con là những người có thể lắng nghe cởi mở. Nhưng điều này đòi hỏi cha mẹ phải nhẹ nhàng, khuyên bảo trẻ tiết lộ những khó khăn mà mình đã trải qua. Hỏi trẻ về thời gian khó khăn mà trẻ đã trải qua. Lắng nghe trẻ mà không phán xét hay nhận xét bất cứ điều gì, đồng thời bày tỏ sự quan tâm của bạn đến trẻ.
Giúp trẻ hiểu được trải nghiệm của mình. Tiến sĩ Tedeschi định nghĩa, bao gồm cả việc mất đi ý nghĩa: bạn nghĩ rằng bạn biết về thế giới nhưng những gì bạn biết hóa ra là sai. Một phần của sự thay đổi sau chấn thương là khám phá ra một ý nghĩa mới. “Khai triển tường thuật” là thuật ngữ của ông để biến các sự kiện thành một câu chuyện gắn kết.
Bạn có thể hỏi "Nhìn chung, trải nghiệm này có ý nghĩa gì đối với con?" hoặc “Bây giờ con đã biết những gì mà trước đây con chưa biết?” Tuy nhiên, khi giúp con bạn hiểu rõ vấn đề hãy lưu ý rằng các giá trị của bạn có thể không phản ánh những gì chúng thực sự đang trải qua. Bạn có thể lo lắng vì con bạn học kém môn toán, nhưng chúng có thể khó chịu hơn khi bỏ lỡ một mùa bóng rổ.
Khuyến khích những hành động tử tế
Trong những năm qua, Tiến sĩ Tedeschi đã phát hiện ra rằng nhiều người trưởng thành sau khi trải qua sự khủng hoảng khi họ thích giúp đỡ người khác, đặc biệt là những người có hoàn cảnh tương tự.
Giúp đỡ người khác giúp trẻ có quan điểm về sự trải nghiệm của mình và mở rộng tấm lòng khi thấy người khác gặp khó khăn. Thêm vào đó Tiến sĩ Tedeschi nói "Giúp đỡ người khác làm chúng ta cảm thấy hài lòng với chính bản thân mình".
Nguồn : news york times