Bản tin VIVA ONLINE

Chia sẻ các kiến thức về Viva Online, kinh nghiệm quản lý bán hàng, sử dụng VIVA để quản lý khách hàng và thúc đẩy doanh số!

Có rất nhiều sai lầm mà chúng ta dễ mắc phải khiến cho việc kinh doanh cửa hàng mẹ và bé không thuận lợi , hãy thử tìm hiểu những sai lầm dễ mắc phải nhất nào.

1.    Lựa chọn sản phẩm

Không đủ đa dạng cho sản phẩm

Tâm lý của bất cứ ông bố bà mẹ nào khi đi sắm đồ sơ sinh cho bé đó là muốn mua được đầy đủ đồ đạc tại một cửa hàng. Do đó, để thành công, cửa hàng của bạn nên đáp ứng được tiêu chí đầy đủ và đa dạng về mặt hàng.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thành công nếu chỉ chọn bán một nhóm sản phẩm ví dụ như đồ chơi, quần áo, thời trang, các sản phẩm chăm sóc bé.... Điều quan trọng là bạn phải làm cho danh mục hàng hóa ngày một giàu có.

da-dang-sp.jpg

 

Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng không đảm bảo

Những ông bố, bà mẹ khi mua đồ cho con là luôn chọn những sản phẩm có tên tuổi, xuất xứ rõ ràng, và gắn bó với một vài thương hiệu mà họ cho là chất lượng tốt.
Vì vậy nếu hàng hóa của bạn không có tên tuổi và xuất xứ rõ ràng thì họ chắc chắn sẽ loại bỏ cửa hàng của bạn ra khỏi danh sách những nơi cần đến để mua sắm.

Không có nhà cung cấp hoặc bán buôn tiềm năng

Việc lựa chon được đối tượng cung cấp chính xác sẽ giúp bạn tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận.
Do đó việc tìm kiếm được nhà cung cấp hoặc bán buôn tiềm năng là rất quan trọng.

2. Giá cả thiếu cạnh tranh

Khách hàng luôn so sánh chất lượng và giá của từng mặt hàng giữa các shop cho nên dù hàng hóa bạn có chất đẹp đến đâu nhưng bán với giá quá cao thì khách hàng cũng chỉ ghé thăm chứ không chịu chi tiền. Vì vậy khi cùng một mặt hàng thì tốt nhất chúng ta nên để giá thấp hơn một chút hoặc cùng lắm là bằng so với đối thủ cạnh tranh.
 

3. Thiết kế, bài trí cửa hàng một cách đơn điệu, thiếu tính sáng tạo

Khi thiếu tính sáng tạo trong việc trang trí cửa hàng có thể làm bạn bị “lẫn” với những cửa hàng xung quanh. Điều này làm cho cửa hàng của bạn mờ nhạt trong cảm giác của khách hàng ngay khi họ bước vào cửa.
Hãy nên trang trí cửa hàng thật ngộ nghĩnh và có màu sắc sinh động, điều này sẽ giúp cửa hàng của bạn thu hút được sự chú ý, hứng thú của mẹ và bé hơn.

thiet-ke-bai-tri-shop.jpg

Một góc cửa hàng được thiết kế và bài trí đẹp

4. Không chăm sóc khách hàng

Rất nhiều cửa hàng cho rằng sản phẩm của mình tốt rồi thì không càn phải chăm sóc khách hàng, họ sẽ tự động quay lại. Đấy hoàn toàn la một sai lầm, khách hàng sẵn sàng chuyển qua cửa hàng khác giá tương đương nhưng cho họ những trải nghiệm tuyệt vời hơn.
Bạn phải biết rằng 80% doanh thu của cửa hàng bạn là nhờ vào 20% lượng khách quen, trong khi đó chi phí marketing dành cho tìm kiếm khách hàng mới đắt hơn nhiều lần so với chi phí chăm sóc khách hàng.
Bạn cần xây dựng cho mình một chiến lược chăm sóc khách hàng tốt, tư vấn tỉ mỉ, cụ thề vì hiện các sản phẩm dành cho trẻ em đang phải cạnh tranh khá mạnh.

cham-soc-khach-hang.jpg

 

5.    Ưu đãi giả, giảm giá ồ ạt

Trong bán hàng không thể thiếu những chương trình khuyến mãi để kích thích khách hàng mua sắm. Tuy nhiên, bạn cần áp dụng đúng cách, đúng chỗ các chương trình khuyến mãi để đạt được hiệu quả cao nhất.
 Bởi một cửa hàng tuần nào cũng khuyến mãi rất có thể sẽ làm giảm bớt thương hiệu và hình ảnh của mình. Đôi khi khách hàng còn có thể nghĩ rằng cửa hàng đó toàn bán hàng kém chất lượng hay sao mà khuyến mãi nhiều thế, hoặc chắc lại tăng giá lên rồi hạ xuống để khuyến mãi…
Vì thế, hãy chọn những thời điểm hợp lý như ngày lễ, tết để khuyến mãi hay xả hàng cuối năm, cuối vụ…

6.    Thiếu sự tuyển chọn, đào tạo nhân viên

Sự thiếu đào tạo khiến nhân viên bán hàng không biết được sở thích, đưa ra lời khuyên lựa chọn hàng hóa phù hợp với lứa tuổi của bé dẫn đến có nguy cơ mất đơn hàng.
Ngoài ra mặt hàng dùng cho bé rất dễ hư hỏng, hay vỡ nên những nhân viên thiếu sự cẩn trọng, tinh thần trách nhiệm sẽ làm cho cửa hàng của bạn thất thoát một lượng tiền không nhỏ cho những sản phẩm bị hỏng.
Vì vậy hãy nên tuyển nhân viên có sự cẩn trọng, tinh thần trách nhiệm, nhẹ nhàng và cởi mở cho cửa hàng bạn và đừng quên mở những khóa đào tạo kinh nghiệm giao tiếp và tìm hiểu sở thích của trẻ.