Bản tin VIVA ONLINE

Chia sẻ các kiến thức về Viva Online, kinh nghiệm quản lý bán hàng, sử dụng VIVA để quản lý khách hàng và thúc đẩy doanh số!

Kinh doanh bán lẻ tại thị trường nông thôn đang trở thành mảnh đất màu mỡ đối với nhiều thương hiệu trong và ngoài nước. Doanh nghiệp nội cần đánh giá và có hướng đi đúng trước khi thị trường ngoài phủ dần thị trường này.

Năm 2010, một nghiên cứu của công ty khảo sát thị trường AC Neilsen về cấu trúc bán lẻ cho kết quả: mất cân đối về doanh số bán hàng khu vực nông thôn. Nông thôn có khoảng 60 triệu người tiêu dùng, số lượng các shop hay cửa hàng tạp hóa chiếm 47% (trong số chừng 215.000 cửa hàng tạp hóa trên cả nước), mức tiêu dùng nhanh ước 27% trong doanh số mua bán cả nước mỗi năm 40-50 nghìn tỷ đồng. Thế nhưng tỷ lệ doanh nghiệp bán lẻ đang khai thác thị trường đầy tiềm năng này chỉ đạt nhiều nhất là 25% doanh số đối với công ty được xem đầu tư nhiều nhất, thành công nhất cho người tiêu dùng nông thôn. Còn lại trung bình doanh nghiệp chỉ mới khai thác thị trường này chừng 14%.

Theo đánh giá của Công ty Nghiên cứu thị trường và Truyền thông toàn cầu Nielsen, trong năm 2017, doanh số thị trường tiêu dùng nhanh tại khu vực thành thị đạt mức tăng trưởng 5%; trong đó, đồ uống, thực phẩm là những ngành hàng chính đóng góp vào sự tăng trưởng của thị trường tiêu dùng nhanh tại khu vực thành thị. Còn ở nông thôn, thị trường tiêu dùng nhanh vẫn chưa được các doanh nghiệp khai thác hết nên vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển.

Hiện cả nước có 8.539 chợ; trong đó, gần 75% là chợ nông thôn, 957 siêu thị và 189 trung tâm thương mại. Phần lớn các siêu thị và trung tâm thương mại chỉ tập trung tại các thành phố lớn và khu vực nội thành. Tại các khu vực nông thôn, ngoại thành thì chưa phát triển nhiều siêu thị. Theo đó, thị trường nông thôn vẫn là khu vực vô cùng tiềm năng với các "cá mập" tại việt nam

Xuất hiện nhiều kênh bán lẻ trên thị trường

Xuất hiện đã dạng kênh bán lẻ mới

Trên thị trường nông thôn hiện nay vẫn còn duy trì khá nhiều các chợ truyền thống đảm bảo yếu tố nhanh, tiện và đầy đủ cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự chen chân dần vào kênh bán lẻ của các siêu thị, đại lý cũng đã trở thành kênh tiêu dùng mà nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ, thương mại điện tử thì các hình thức bản lẻ cũng được đã dạng hơn như bán hàng qua TV, qua sàn thương mại điện tử, catalog... chỉ bằng một cú click chuột hoặc một cuộc gọi nhấc máy, việc vận chuyển hàng của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng cũng nhanh chóng hơn. Hiện nay, thị trường kênh bán lẻ như này cũng đã dần được người tiêu dùng chấp nhận đặc biệt với các nhóm hàng như phụ kiện, giày dép, quần áo,...

Doanh nghiệp nội tăng tốc cho thị trường bán lẻ với ngành nghề gì?

Trong rất nhiều thứ để bày bán ở nông thôn, nói rộng ra là phục vụ người dân nông thôn tại khu vực bạn sinh sống, có hộ khẩu thì những thứ sau đây nếu có chút vốn khá, bạn nên nghĩ tới

  1. Kinh doanh hàng thời trang là không bao giờ lỗi mốt: quần áo, túi xách, dày dép hay trang điểm cô dâu
  2. Kinh doanh xe đạp điện – xe máy
  3. Kinh doanh đồ điện và đồ gia dụng như ổ cắm, dây điện, ...
  4. Kinh doanh đồ điện tử - điện lạnh như tủ lạnh, điều hóa, ti vi, máy giặt, quạt điện
  5.  Kinh doanh vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, gạch đá
  6. Kinh doanh theo kiểu đại lý bánh kẹo, tạp hóa
  7. Kinh doanh bia – nước giải khát
  8. Kinh doanh thuốc thú y – thức ăn chăn nuôi
  9. Kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
  10. Kinh doanh vàng mã
  11. Kinh doanh đồ trang sức, vàng bạc
  12. Bán đồ gỗ mỹ nghệ
  13. Thu gom phế liệu và bán đồng nát
  14. Kinh doanh đồ ăn chay và các đồ phục vụ đi lễ phật
  15. Kinh doanh nước uống (trà sữa) và đồ ăn vặt

Mỗi một ngành nghề, lĩnh vực lại phải xem xét tới mức độ phù hợp của ngành nghề đó với thị trường, bạn đọc nên xem xét đến cả sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong khu vực, vị trí chiến lược để có thể mở được cửa hàng để giảm thiểu rủi ro và có thể duy trì và phát triển doanh nghiệp.

Nguồn: Tổng hợp