Bản tin VIVA ONLINE

Chia sẻ các kiến thức về Viva Online, kinh nghiệm quản lý bán hàng, sử dụng VIVA để quản lý khách hàng và thúc đẩy doanh số!

Gần đây giá dầu thô Brent thế giới liên tục tăng và hiện đã vượt mốc 70 USD/thùng được cho là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong ngành dầu khí Việt Nam triển khai các hoạt động thăm dò và khai thác; từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tạo đà bứt phá cho cổ phiếu của ngành này.

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô Brent đã vượt mốc 70 USD/thùng vào ngày 1/6/2021, đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2019. Giá đầu đã phục hồi mạnh mẽ trong thời gian gần đây do triển vọng về nhu cầu năng lượng năng vào mùa hè tăng, nhất là khi các quốc gia phát triển đang mở cửa trở lại sau khi vaccine được tiêm chủng rộng rãi, trong khi chỉ số sản xuất tiếp tục thể hiện mức phục hồi tốt tại Trung Quốc. Giá dầu ngày 3/6 giữ vững đà tăng trong bối cảnh thị trường dầu thô dấy lên khả năng thiếu hụt nguồn cung khi nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đang trên đà phục hồi mạnh mẽ. Như vậy, tính từ đầu năm, giá dầu Brent đạt mức trung bình 63 USD/thùng, tăng 52,7% so với cùng kỳ.

Theo phân tích của giới kinh tế, giá đầu đã phục hồi mạnh mẽ trong thời gian gần đây do triển vọng về nhu cầu năng lượng năng vào mùa hè tăng, nhất là khi các quốc gia phát triển đang mở cửa trở lại sau khi vaccine được tiêm chủng rộng rãi, trong khi chỉ số sản xuất tiếp tục thể hiện mức phục hồi tốt tại Trung Quốc.

OPEC+ trong cuộc họp gần đây cũng đã giữ nguyên lộ trình cắt giảm sản lượng như tổ chức này đã quyết định hồi tháng 4/2021, theo đó, OPEC+ sẽ tăng dần sản lượng khoảng 2,1 triệu thùng/ngày trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7/2021. Kết quả cuộc họp khá phù hợp với kỳ vọng của thị trường trước đó, và điều này cũng phản ánh kỳ vọng về sự phục hồi nhu cầu dầu mỏ trong các tháng tới.

Theo sát diễn biến của giá dầu, các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán SSI cho biết đã nâng giả định giá dầu Brent từ mức 65 USD/thùng lên 68 USD/thùng cho năm 2021 (tức là 62,6% so với 2020) và 70 USD/thùng cho năm 2022. Đối với dầu nhiên liệu (FO), SSI nâng giả định giá dầu từ mức 330 USD/tấn lên 360 USD/tấn trong năm nay (tăng 48,8% so với 2020) và 380 USD/tấn năm 2022.

Đối với Việt Nam, việc giá dầu duy trì trên mức 60 USD/thùng là điều kiện thuận lợi để triển khai các hoạt động thăm dò và khai thác. Bên cạnh đó, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng LNG cũng là một chiến lược được tập trung đẩy mạnh trong thời gian tới. Nhiều dự án tổ hợp LNG đã được Chính phủ phê duyệt sẽ bổ sung nguồn khí nhập khẩu cho nhu cầu phát điện trong tương lai.

Đáng chú ý, việc giá dầu tăng được các chuyên gia phân tích đánh giá sẽ có tác động trong ngắn hạn đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp dầu khí, từ đó đẩy thúc đẩy tăng giá cổ phiếu.

“Chúng tôi sử dụng kết hợp ước tính 2021 và 2022 vào định giá các cổ phiếu. Theo đó, chúng tôi vẫn thấy tiềm năng tăng giá với các cổ phiếu như Tổng công ty Khí Việt Nam -CTCP (GAS), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX), Tổng công ty CP vận tải Dầu khí (PVT), Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC), Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)… Lý do, cổ phiếu toàn ngành dầu khí tại Việt Nam có mức độ tương quan rất cao với giá dầu. Cụ thể, nếu dầu Brent tăng 1 thì tương quan của BSR là 0,82; PLX là 0,78 còn GAS là 0,77… Vì vậy, vẫn có cơ hội giao dịch ngắn hạn với một vài mã cổ phiếu ngành dầu khí” - chuyên gia của SSI đánh giá.

Tương tự, Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng đưa ra khuyến nghị “khả quan” cho cổ phiếu dầu khí bởi giá xăng tăng mạnh hỗ trợ lợi nhuận phục hồi, lợi nhuận của các công ty này sẽ quay về mức dương vào năm 2021 nhờ biên dầu nhiên liệu máy bay/dầu diesel/xăng phục hồi và tăng trưởng sản lượng bán sau giai đoạn bảo dưỡng định kỳ và tác động của dịch Covid-19 vào năm 2020.

Được biết, chốt phiên giao dịch ngày 3/6, cổ phiếu GAS đã tăng lên mức 88.300 đồng/cổ phiếu; PLX 55.400 đồng/cổ phiếu; PVT 18.750 đồng/cổ phiếu; PET 23.800 đồng/cổ phiếu… tăng mạnh so với giá hồi cuối tháng 5/2021 vừa qua.

Theo Mai Ca - Báo Công Thương