Bản tin VIVA ONLINE

Chia sẻ các kiến thức về Viva Online, kinh nghiệm quản lý bán hàng, sử dụng VIVA để quản lý khách hàng và thúc đẩy doanh số!

Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang hoạt động và phát triển mạnh với tên tuổi có tiếng trên thị trường.Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp có cách đặt tên cửa hàng khác nhau và có nhiều hơn một tên để nhằm thu hút. Vậy làm thế nào để họ có thể đặt tên cho chuỗi cửa hàng của họ

1. Tại sao một doanh nghiệp có nhiều tên cửa hàng khác nhau?

Thứ nhất, việc này giúp cho cửa hàng mở rộng được đối tượng khách hàng. Mỗi cửa hàng nhỏ lẻ trong chuỗi cửa hàng lớn đó sẽ có những xu hướng riêng để khách hàng tìm đến.

Thứ hai, với mỗi tên mới của cửa hàng sẽ là đặc trưng riêng của nó từ đó giúp ta tiếp cận đúng đối tượng khách hàng hơn.

Quan trọng hơn, giúp cửa hàng tăng doanh thu và lợi nhuận nhiều hơn.

Tại sao một doanh nghiệp có nhiều tên cửa hàng khác nhau

Nguyên nhân sâu xe của việc này cũng là khi thị trường và xu hướng mua sắm của người tiêu dùng thay đổi, doanh thu của bạn bắt đầu giảm dần và dần ít đi những khách hàng trung thành thế nhưng thương hiệu của bạn lại quá quen với dòng sản phẩm từ trước đến nay bạn đang cung cấp cho khách hàng. Nhiều doanh nghiệp đã nghĩ đến phướng án thay đổi hoặc lòng vào những sản phẩm mới trong các cửa hàng cũ, một số doanh nghiệp khác lại lựa chọn phương án tạo ra một thương hiệu khác để nhắm tời khách hàng mục tiêu.

Nhưng cũng có thể, doanh nghiệp của bạn đã tìm được nhà cung cấp khá tốt cả về giá và chất lượng cho dòng sản phẩm khác thuộc cùng lĩnh vực đó chẳng hạn.

Cách đặt tên cửa hàng hay kết hợp với trình bày dễ nhìn

2. Vậy những lĩnh vực nào thường đặt các tên khác nhau?

  • Kinh doanh thời trang: lĩnh vực thời trang luôn được mọi lứa tuổi quan tâm đặc biệt là giới trẻ. Theo tâm lý người mua hàng, họ thích mỗi cửa hàng sẽ tạo nên một phong cách riêng mà không bị pha trộn với các gu thời trang khác. Vì vậy tên của mỗi cửa hàng là điểm để mọi người nhận ra nét riêng của cửa hàng đó trước khi bước chân vào.
  • Kinh doanh mỹ phẩm: nhu cầu về mỹ phẩm được hầu hết nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Tuy nhiên với dòng sản phẩm này khá phong phú và đa dạng về hãng và giá cả. Vì vậy việc phân khúc ra nhiều chuỗi cửa hàng là khá cần thiết với người mua để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng cũng như túi tiền của họ
  • Lĩnh vực khác: không chỉ các chủ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thời trang và mỹ phẩm mới quan tâm đến vấn đề đặt tên cửa hàng hay và khác nhau mà còn rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực khác quan tâm đến việc này như kinh doanh thực phẩm, kinh doanh điện thoại, tạp hóa, sữa, đồ lưu niệm và quà tặng...

3. Cách đặt tên cửa hàng hiệu quả

Có rất nhiều cách đặt tên cửa hàng hay dù bạn có sở hữu nhiều tên cửa hàng khác nhau thì cũng nên tìm hiểu sâu hơn việc đặt tên cửa hàng của mình sao cho có thể mang lại tài lộc và vận may đến cho chính mình.

  • Đặt tên cửa hàng theo phong thủy:

Khi biết mệnh của mình bạn có thể áp dụng để tính các chữ, đặt tên bảng hiệu của mình:

Chữ cái thuộc hành Kim: C,Q,R,S,X

Chứ cái thuộc hành Mộc: G,K

Chữ cái thuộc hàng Thủy: Đ,B,P,H,M

Chữ cái thuộc hành Hỏa: D,L,N,T,V

Chữ cái thuộc hành Thổ: A,Y,E,U,O,I

 

  • Đặt tên cửa hàng theo tên cá nhân:

Cách này phù hợp với những cơ sở, cửa hàng kinh doanh vừa và nhỏ tuy vậy đến nay cũng có rất nhiều cửa hàng, công ty thành công và có tên tuổi. Điển hình ví dụ về ông vua thép Andrew Carnegie, ông không biết gì về sản xuất thép nhưng trong kinh doanh thì khác. Khi ông muốn bán đường ray cho công ty xe lửa Pennsylvania Railroad, lúc đó hội trường của công ty là J.Edgar Thomson và ông đặt tên xưởng thép của mình là J.Edgar Thomson. Và tất nhiên ông Thomson khoái chí và mua liền đường ray của xưởng mang tên mình.

  • Đặt tên cửa hàng bằng tính từ:

Đây là một trong những phương pháp đặt tên được sử dụng  nhiều nhất trong thực tế. Nó phản ánh những ước vọng của người chủ khi tham gia khóa học quản trị nhà hàng. Những tên loại này thường được đặt theo:

Gợi lên sự may mắn, thành công: Nhà đất Tài Lộc, Lộc Phát, Tài Phát, Hưng Thịnh, Phúc Thịnh, Thành Đạt,…
Gợi lên uy tín, tin cậy:  Vàng bạc Bảo Tín, Nhà đất Trung Tín, Bảo hiểm Bảo Việt, Đại Tín, Tín Nghĩa ngân hàng…
Gợi lên khát vọng dẫn đầu: Tiên Phong, Tiến Bộ,…
Gợi lên triết lý kinh doanh: Hòa Bình, Hiệp Phát,…

Vua nệm - thương hiệu dễ nhớ, ấn tượng và độc đáo

  • Đặt tên thương hiệu theo đặc trưng sản phẩm:

Đây là cách đặt tên kinh điển nhất. Khi không có ý tưởng nào đặc biệt thì hầu hết mọi người đều thực hiện theo nguyên tắc này.

Giải pháp này có ưu điểm là khách hàng biết luôn được cửa hàng bạn bán loại mặt hàng gì, có phải là sản phẩm họ cần hay không. Ví dụ: Cửa hàng nội thất, cửa hàng gạo, cửa hàng mỹ phẩm,…

Nhưng cách đặt tên này cũng có nhược điểm là không tạo nên sự khác biệt, khách hàng sẽ chẳng thể nhớ được bạn là ai. Chỉ khi mặt hàng bạn kinh doanh còn mới, ít cạnh tranh thì mới áp dụng hiệu quả được.